Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Hệ Thống 98 Văn Phòng Tư Vấn Luật A2Z Toàn Quốc
Đt: 0335 494 999 / Email: tuvanluata2z@gmail.com
10.000 luật sư và cộng sự . Sáng 8-12h chiều 1h30-5h30 (t2-t7)
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Để quản lý và đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm, hiện nay pháp luật đã quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Để quản lý và đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm, hiện nay pháp luật đã quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 12 Nghị định 15/2018 NĐ- CP về hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm 2010:
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Điều kiện để cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định 67/2016 NĐ-CP ( được sửa đổi bởi nghị định 155/2018 NĐ-CP) cụ thể:
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 27 Luật An toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
b) Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
c) Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
d) Có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;
đ) Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hóa chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;
e) Không bày bán hóa chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
2. Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm
Về hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm đối với các cơ cở sản xuất thực phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ y tế được quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 và Khoản 2 Điều 6 Nghị định 67/2016 NĐ-CP ( được sửa đổi bởi nghị định 155/2018 NĐ-CP) cụ thể như sau:
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
e) Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
Quý khách vui lòng liên hệ tư vấn luật A2Z để được tư vấn và hỗ trợ!
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Để quản lý và đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm, hiện nay pháp luật đã quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động
Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Khi doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất cần phải đáp ứng được các điều kiện và phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành
Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thanh Hóa
Khi doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất cần phải đáp ứng được các điều kiện và phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành
Pages
Đối tác
Hệ thống tư vấn dịch vụ công A2Z đã có ở 63 tỉnh thành
- Hà Nội 8
- Hưng Yên 1
- Hải Phòng 2
- Quảng Ninh 1
- Bắc Ninh 1
- Vĩnh Phúc 1
- Hải Dương 1
- Nam Định 1
- Ninh Bình 1
- Thái Nguyên 1
- Thái Bình 1
- Bắc Giang 1
- Tuyên Quang 1
- Thanh Hóa 1
- Nghệ An 1
- Hà Tĩnh 1
- Huế 1
- Đà Nẵng 2
- Quảng Ngãi 1
- Bình Định 1
- Bình Thuận 1
- Buôn Ma Thuật 1
- Nha Trang 1
- TP.HCM 5
- Vũng Tàu 1
- Cần Thơ 1
- Bình Dương 1
- Đồng Nai 1
- TKNN 1
Ý kiến của bạn